HOTLINE: 0865.515.158
ベトナム
英語

7 biện pháp chăm sóc trẻ bị rối loạn tiêu hóa tại nhà

Trẻ bị rối loạn tiêu hóa cần được đi khám bác sĩ nếu có các dấu hiệu điển hình như tiêu chảy, táo bón, nôn trớ,.... Tuy nhiên, trẻ cũng cần được chăm sóc tại nhà để cải thiện tình trạng đang gặp. Dưới đây là các lời khuyên hữu ích từ chuyên gia.

7 biện pháp chăm sóc trẻ bị rối loạn tiêu hóa tại nhà

Theo chuyên gia, nếu trẻ rối loạn tiêu hóa ở mức độ nhẹ, chưa có diễn biến nặng nề thì có thể chăm sóc kỹ lưỡng tại nhà để cải thiện. Dưới đây là một số biện pháp chăm sóc trẻ rối loạn tiêu hóa mà cha mẹ nên tham khảo áp dụng:

01. Chăm sóc trẻ nôn trớ tại nhà

Trẻ rối loạn tiêu hóa và bị nôn trớ thì cha mẹ cần chú ý điều chỉnh tư thế bú hoặc ti bình của trẻ. Trong khi trẻ bú thì nên để đầu và thân mình của trẻ nằm thẳng, gối đầu cao và đối diện với ngực mẹ, đồng thời thân của trẻ áp sát vào người mẹ. Sau khi trẻ bú xong, mẹ nên cho trẻ nằm ở tư thế cao đầu và vỗ ợ hơi đúng cách. 

02. Trẻ bị tiêu chảy phải làm sao?

Nguyên tắc quan trọng khi xử trí tiêu chảy ở trẻ là bù nước kịp thời để tránh nguy cơ mất nước nguy hiểm. Vì vậy, cha mẹ nên cho trẻ bú nhiều hơn bình thường. Bên cạnh đó, trẻ cũng cần được ngủ, nghỉ ngơi nhiều nhằm phục hồi sức khỏe sau đợt tiêu chảy do rối loạn tiêu hóa.

03. Cải thiện trẻ táo bón tại nhà

Nếu trẻ bị rối loạn tiêu hóa với biểu hiện điển hình là táo bón thì mẹ nên cho trẻ bú nhiều, đồng thời bổ sung thêm nước, chất xơ, vitamin cho trẻ. Điều này sẽ giúp cho phân của trẻ mềm hơn, từ đó cải thiện hiệu quả tình trạng táo bón đang gặp. 

Mẹ nên cho trẻ bú nhiều để cải thiện tình trạng táo bón khó chịu đang gặp

Mẹ nên cho trẻ bú nhiều để cải thiện tình trạng táo bón khó chịu đang gặp

04. Trẻ bị rối loạn tiêu hóa và bú kém

Một số trẻ có dấu hiệu bỏ ti hoặc bú kém thì mẹ nên chia nhỏ cữ bú trong ngày. Mẹ lưu ý không nên ép trẻ ăn khi không có nhu cầu, điều này vô tình sẽ gây ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ. Bên cạnh đó, mẹ phải đảm bảo ăn đủ các nhóm chất như chất béo, chất đạm, chất khoáng, vitamin,.... để cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho trẻ. 

05. Chăm sóc trẻ chậm tăng cân thế nào?

Rối loạn tiêu hóa do mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột sẽ làm cản trở quá trình hấp thu chất dinh dưỡng, từ đó khiến trẻ chậm tăng cân. Lúc này, cha mẹ nên cân nhắc điều chỉnh chế độ dinh dưỡng phù hợp, bổ sung thêm các loại sữa chứa nhiều chất béo và cho trẻ ăn nhiều cữ hơn trong ngày để cải thiện cân nặng.

06. Biện pháp khắc phục trẻ đau bụng tại nhà

Nếu trẻ có biểu hiện đau bụng thì cha mẹ nên cho trẻ nằm thẳng người và tiến hành massage quanh rốn theo chiều kim đồng hồ. Hãy lặp lại động tác này từ 10 - 15 lần để trẻ cảm thấy dễ chịu hơn và giảm cảm giác đau bụng khó chịu đang gặp. Ngoài ra, cha mẹ chú ý không cho trẻ ăn quá no để tránh tình trạng đau bụng tiến triển nặng nề hơn.

Nếu trẻ có biểu hiện đau bụng thì mẹ có thể xoa nhẹ quanh rốn để giúp con dễ chịu hơn

Nếu trẻ có biểu hiện đau bụng thì mẹ có thể xoa nhẹ quanh rốn để giúp con dễ chịu hơn

07. Bổ sung thực phẩm có chứa kẽm hưu cơ

Hiện nay, Ocean Picozinc được đánh giá là sản phẩm bổ sung kẽm hàng đầu, được các chuyên gia tin dùng cho đối tượng trẻ tiêu hóa kém.

Với thành phần kẽm hữu cơ Acetate, đem lại khả năng hấp thu vượt trội so với hoạt chất kẽm thông thường, Ocean Picozinc giúp trẻ nhanh chóng khắc phục tình trạng rối loạn tiêu hóa.

Ocean Picozinc hỗ trợ cải thiện tình trạng rối loạn tiêu hóa, giúp trẻ tiêu hóa tốt, tăng hấp thu chất dinh dưỡng

Ocean Picozinc hỗ trợ cải thiện tình trạng rối loạn tiêu hóa, giúp trẻ tiêu hóa tốt, tăng hấp thu chất dinh dưỡng

Chăm sóc trẻ rối loạn tiêu hóa tại nhà đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc giúp trẻ nhanh chóng hồi phục sức khỏe và hạn chế được các biến chứng sau này. Tuy nhiên, cha mẹ cần hết sức kiên nhẫn, chú ý quan sát các dấu hiệu bất thường ở con để kịp thời đưa trẻ thăm khám tại các cơ sở uy tín nhé!

Trẻ bị rối loạn tiêu hóa khi nào cần đi khám?

Trẻ rối loạn tiêu hóa cần được đi khám ngay nếu xuất hiện các dấu hiệu bất thường như nôn trớ nhiều, táo bón, tiêu chảy kéo dài hoặc đau bụng dữ dội,.... Đây là những triệu chứng cảnh báo vấn đề nguy hiểm về sức khỏe cần được can thiệp y tế sớm để ngăn ngừa bệnh tiến triển nặng hơn.

Dưới đây là một số triệu chứng đặc trưng của tình trạng rối loạn tiêu hóa nặng mà cha mẹ có thể tham khảo để sớm đưa trẻ đi khám:

  • Tiêu chảy kéo dài: Nếu trẻ rối loạn tiêu hóa và bị tiêu chảy kéo dài hơn 2 ngày không có dấu hiệu thuyên giảm dù đã áp dụng đủ mọi cách thì cần đi khám ngay. Tiêu chảy liên tục sẽ khiến trẻ mất nước, thiếu điện giải, đe dọa nghiêm trọng tới sức khỏe của trẻ.

  • Nôn mửa nhiều: Trẻ nôn mửa liên tục trong nhiều giờ hoặc nôn ra nước xanh, vàng là dấu hiệu điển hình mà cha mẹ cần đưa trẻ đến cơ sở y tế ngay. Nôn mửa cũng là nguyên nhân gây mất nước nhanh chóng, ảnh hưởng xấu đến hoạt động của các cơ quan trong cơ thể.

  • Đau bụng dữ dội: Trẻ quấy khóc liên tục, ôm bụng và có biểu hiện đau bụng dữ dội thì cha mẹ cần ngay lập tức đưa trẻ đến cơ sở y tế. Đây là triệu chứng điển hình cảnh báo tình trạng nguy hiểm như lồng ruột, viêm ruột thừa,.... tuyệt đối không được chủ quan.

  • Mất nước nhiều: Rối loạn tiêu hóa kéo dài thường gây mất nước. Vì vậy, nếu cha mẹ thấy trẻ có các dấu hiệu như khóc không ra nước mắt, đi tiểu ít, môi quá khô,.... thì cần đưa trẻ thăm khám sớm để được bù nước kịp thời và hạn chế biến chứng sức khỏe nhé!

  • Phân bất thường: Nếu phân của trẻ có lẫn máu hoặc có màu đen thì cha mẹ cần sớm đưa trẻ đi kiểm tra tại các cơ sở y tế uy tín. Vì phân bất thường là dấu hiệu cảnh báo nguy cơ chảy máu đường tiêu hóa, có thể gây nguy hại tới sức khỏe của trẻ nếu để tình trạng này kéo dài.

Cha mẹ nên cho trẻ đi khám ngay khi có các dấu hiệu điển hình

Cha mẹ nên cho trẻ đi khám ngay khi có các dấu hiệu điển hình như nôn trớ, tiêu chảy, sốt, co giật,....

Tóm lại, trẻ bị rối loạn tiêu hóa cần được theo dõi sát sao và ngay lập tức đi khám nếu xuất hiện dấu hiệu bất thường. Việc này sẽ giúp giảm thiểu tối đa nguy cơ diễn biến bệnh trở nặng, từ đó giúp trẻ nhanh chóng phục hồi sức khỏe và có hệ tiêu hóa ổn định hơn.

Cách phòng ngừa tình trạng rối loạn tiêu hóa ở trẻ

Ngoài các biện pháp bổ sung thì cha mẹ nên áp dụng các biện pháp hữu ích sau đây:

  • Rối loạn tiêu hóa thường liên quan đến chế độ ăn uống hàng ngày. Do đó, cha mẹ cần cho trẻ ăn uống đủ chất, đảm bảo cung cấp đầy đủ chất xơ, chất khoáng. Lưu ý, cha mẹ nên cho trẻ uống đủ nước mỗi ngày, hạn chế tối đa ăn thức ăn nhanh, thực phẩm có nhiều gia vị.

  • Hãy chú ý vệ sinh tay chân sạch sẽ cho trẻ hàng ngày. Việc vệ sinh cá nhân thường xuyên sẽ giúp ngăn ngừa sự tồn tại, tấn công của vi khuẩn gây bệnh xung quanh trẻ, từ đó giảm tối đa nguy cơ bị rối loạn tiêu hóa. 

  • Cha mẹ nên khuyến khích trẻ tham gia vào các hoạt động vận động nhẹ nhàng để tăng cường sức đề kháng, hệ miễn dịch toàn diện.

  • Để phòng ngừa rối loạn tiêu hóa hiệu quả, cha mẹ đừng quên cho trẻ bổ sung các loại men vi sinh và kẽm theo khuyến cáo của chuyên gia. Đây chính là bí quyết để có đường ruột khỏe mạnh, đồng thời tăng khả năng hấp thu dinh dưỡng tối đa cho trẻ.

  • Ngoài ra, cha mẹ cũng nên tạo cho trẻ môi trường sinh hoạt lành mạnh, không căng thẳng, lo âu. Tinh thần thoải mái sẽ giúp ngăn ngừa hiệu quả tình trạng rối loạn tiêu hóa, đầy hơi, táo bón thường gặp ở trẻ nhỏ.

  • Bên cạnh đó, cha mẹ nên cho trẻ thăm khám sức khỏe định kỳ tại các cơ sở y tế uy tín. Tại đây, các bác sĩ sẽ tư vấn cho cha mẹ chế độ chăm sóc trẻ phù hợp, đồng thời đưa ra phương án cải thiện nếu trẻ có vấn đề bất thường về sức khỏe.

Ocean Picozinc hỗ trợ cải thiện tình trạng rối loạn tiêu hóa, giúp trẻ tiêu hóa tốt, tăng hấp thu chất dinh dưỡng

Cha mẹ nên cho trẻ đi khám thường xuyên để phòng ngừa các tình trạng rối loạn tiêu hóa nguy hiểm

Phòng ngừa rối loạn tiêu hóa cho trẻ đúng cách, theo hướng dẫn của chuyên gia sẽ giúp con có hệ tiêu hóa khỏe mạnh và phát triển toàn diện hơn. Chính vì vậy, cha mẹ hãy duy trì các biện pháp chăm sóc khoa học để tạo nền tảng sức khỏe vững chắc, giúp con khôn lớn trưởng thành một cách khỏe mạnh nhé!

Đọc thêm:

Triệu chứng rối loạn tiêu hóa ở trẻ và cách chăm sóc

Trẻ bị rối loạn tiêu hoá nên ăn gì, không nên ăn gì?

Bài sau