Cách xử lý khi trẻ bị táo bón
Táo bón là một vấn đề thường gặp ở trẻ nhỏ,một trong những biểu hiện khi hệ tiêu hóa trẻ gặp vấn đề. Cha mẹ cần tìm hiểu nguyên nhân cũng như tìm ra cách xử lý khi trẻ bị táo bón một cách phù hợp và nhanh chóng, tránh để tình trạng táo bón kéo dài sẽ làm ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của trẻ.
Nguyên nhân trẻ bị táo bón
Bé bị táo bón là tình trạng bé đi đại tiện khoảng 3 lần 1 tuần, mỗi lần đi trẻ cảm thấy khó khăn, phân cứng làm cho bé khóc lóc khó chịu.
Nguyên nhân sinh lý
- Trẻ thường xuyên nhịn đi vệ sinh, bởi khi trẻ thường xuyên nhịn đi vệ sinh sẽ khiến ruột già phình to nước do đó cũng bị tái hấp thu làm phân khô cứng khiến trẻ đi đại tiện khó khăn.
- Trẻ dưới một tuổi là đối tượng dễ bị táo bón nhất vì khi này thức ăn của trẻ bị thay đổi đột ngột từ dạng lỏng sang dạng đặc, khiến cơ thể trẻ chưa kịp thích nghi.
- Trẻ cai sữa mẹ, khi trẻ cai sữa mẹ khiến bé mất đi một lượng nước trong cơ thể.
- Chế độ ăn chưa phù hợp, thiếu rau xanh cũng như chất xơ. Vì chất xơ trong rau củ quả có công dụng làm tăng thể tích cho phân khiến phân mềm hơn.
- Sử dụng sữa công thức chưa phù hợp hoặc pha sữa chưa đúng cách cũng có thể gây ra tình trạng táo bón ở trẻ.
Nguyên nhân bệnh lý
- Trẻ bị đái tháo đường: Trong trường hợp trẻ mắc phải bệnh lý này thì hệ tiêu hóa cũng bị ảnh hưởng gây ra táo bón.
- Bệnh phì đại tràng bẩm sinh: So với những trẻ bình thường thì trẻ mắc phải bệnh lý này nguy cơ bị táo bón sẽ cao hơn. Nó khiến trẻ bị nhẹ cân, hay ói mửa và kích thước phân nhỏ hơn bình thường.
- Trẻ bị cường giáp: Khi mắc phải bệnh lý này hoạt động của cơ ruột trẻ giảm gây ra táo bón.
- Bên cạnh đó một số bệnh liên quan đến thần kinh như bại não, tâm thần hay một số vấn đề về cột sống cũng ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của trẻ khiến trẻ bị táo bón.
Biểu hiện của trẻ bị táo bón
Trẻ bị táo bón lâu ngày không chỉ gây ra ảnh hưởng xấu đến sức khỏe mà còn gây khó khăn trong việc chữa trị. Vì vậy cha mẹ cần nhận biết được các dấu hiệu khi trẻ bị táo bón sớm nhất có thể để tìm ra cách xử lý phù hợp khi trẻ bị táo bón. Khi trẻ bị táo bón thường có các dấu hiệu:
- Số lần đi đại tiện ở trẻ ít hơn bình thường, khoảng 3 lần/tuần hoặc ít hơn.
- Phân khô, cứng, thành từng cục như phân dê
- Trẻ có biểu hiện đi đại tiện khó khăn, mỗi lần rặn đến đỏ mặt khó chịu.
- Trẻ cảm thấy đau rát ở hậu môn mỗi lần đi đại tiện, có khi xuất hiện máu ở phân.
- Bên cạnh đó còn có một số biểu hiện như trẻ thay đổi tính nết, mệt mỏi, chán ăn, đau bụng, cứng bụng…
Cách xử lý trẻ bị táo bón
Có nhiều cách xử lý khi trẻ bị táo bón, tuy nhiên cha mẹ cần phải tìm hiểu thật kỹ trước khi áp dụng cho bé.
Chế độ dinh dưỡng
Chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng rất lớn đến hệ tiêu hóa của trẻ, vì vậy muốn trẻ giảm tình trạng táo bón cha mẹ nên cho con một chế độ dinh dưỡng phù hợp. Nên bổ sung cho con nhiều chất xơ từ rau củ và trái cây. Cho trẻ uống đủ lượng nước mỗi ngày và hướng dẫn trẻ đi vệ sinh tránh tình trạng trẻ nhịn đi. Lượng nước phù hợp với từng cân nặng của trẻ là:
- 1-10kg: 100ml/1kg tổng cân nặng.
- 11-20kg: 1000ml +50ml/1 kg tổng cân nặng.
- 20kg: 1500ml + 50ml/1 kg tổng cân nặng.
Không nên cho trẻ ăn nhiều đồ ngọt cũng như các loại nước có ga, nên uống nước mận hoặc táo tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ. Đối với trẻ con đang bú sữa mẹ thì mẹ nên cho bé bú nhiều, vì trong sữa mẹ chứa thành phần cân bằng protein, chất xơ, chất béo. Có tác dụng làm mềm phần khiến bé đi vệ sinh dễ dàng hơn cho dù bé đã không đi 1-2 ngày.
Rèn luyện thể chất
Đối với trẻ dưới 1 tuổi mẹ có thể luyện tập cho bé các động tác tay chân nhẹ nhàng. Đối với những trẻ lớn hơn có thể để bé tập những môn thể thao nhẹ nhàng như chạy bộ, đạp xe… đây là những cách trị táo bón cho trẻ rất hiệu quả.
Bên cạnh đó cha mẹ có thể kết hợp massage vùng bụng cho con. Khi trẻ bị táo bón cha mẹ dùng tay nhẹ nhàng xoa theo đường tròn vào vùng bụng con sẽ khiến trẻ dễ chịu hơn.
Thiết lập giờ đi vệ sinh cho bé
Cha mẹ nên khuyến khích trẻ đi vệ sinh vào một khung giờ cố định trong ngày mỗi lần ngồi khoảng 10 phút, điều này sẽ giúp cải thiện vấn đề về tiêu hóa, đặc biệt là đối với các trẻ lớn. Khi trẻ đi vệ sinh nên đặt một chiếc ghế nhỏ ở dưới chân, tư thế này sẽ giúp trẻ đi vệ sinh dễ dàng hơn.
Một số mẹo dân gian xử lý khi trẻ bị táo bón
Có một cách xử lý trẻ bị táo bón đó là các mẹo dân gian, đây là những cách trị trẻ táo bón do ông bà ta ngày xưa truyền lại mà cha mẹ có thể áp dụng cho con.
Nước mơ
Ở quả mơ chứa rất nhiều các vitamin A,C, K và chất xơ cùng với hoạt tính axit giúp trẻ dễ dàng tiêu hóa thức ăn. Cha mẹ hãy sử dụng nước ép mơ pha loãng với nước và cho trẻ sử dụng.
Vừng đen
Vừng đen được sử dụng để chữa táo bón cho trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên, cha mẹ có thể rang chín sau đó xay nhuyễn vừng đen sau đó pha vào cháo hoặc bột cho trẻ ăn. Hàm lượng chất dinh dưỡng và chất xơ trong vừng đen có hiệu quả rất tốt cho việc trị táo bón ở trẻ.
Trà bạc hà pha loãng
Dùng trà bạc hà pha loãng là cách xử lý trẻ bị táo bón khi đã biết ăn dặm, sau mỗi bữa ăn cha mẹ pha trà bạc hà với nước ấm cho bé uống. Nước ấm làm kích thích khả năng trẻ đi vệ sinh, bạc hà có tác dụng làm dịu dạ dày, hỗ trợ tiêu hóa.
Mật ong
Mật ong là cách xử lý trẻ bị táo bón khá phổ biến được nhiều người nhắc đến, với cách làm này cha mẹ có thể dùng cho bé từ 1 tháng tuổi trẻ lên. Sử dụng một tăm bông sạch nhúng vào mật ong, sau đó ngoáy vào lỗ hậu môn của trẻ tầm 1 cm, độ nóng của mật ong sẽ làm trẻ dễ đi vệ sinh dễ dàng trong khoảng từ 5 đến 10 phút.
Đừng để táo bón làm ảnh hưởng đến sức khỏe, tâm lý cũng như đời sống sinh hoạt của trẻ. Cha mẹ hãy tham khảo bài viết trên để hiểu rõ hơn về nguyên nhân khiến trẻ bị táo bón cũng như cách xử lý khi trẻ bị táo bón để con ăn ngon, chơi khỏe phát triển từng ngày nhé.