Trẻ bị rối loạn tiêu hoá nên ăn gì, không nên ăn gì?
Rối loạn tiêu hoá là tình trạng phổ biến và hay gặp ở trẻ. Khi trẻ gặp các vấn đề về tiêu hóa thì đường ruột của con trở nên vô cùng nhạy cảm. Do đó, nếu mẹ bổ sung chế độ dinh dưỡng không hợp lí có thể khiến bệnh nghiêm trọng hơn. Để cải thiện tình trạng tiêu hoá cho con, mẹ nên cho trẻ ăn những thực phẩm nào? Cùng Vichatchobe tham khảo danh sách các loại thực phẩm trẻ bị rối loạn tiêu hoá nên ăn.
Rối loạn tiêu hoá là gì?
Rối loạn tiêu hoá diễn ra khi cơ vòng trong của hệ thống tiêu hóa bất ngờ co thắt, dẫn đến đau bụng và các thay đổi bất ngờ trong quá trình làm nhiệm vụ xử lý thức ăn.
Mặc dù rối loạn tiêu hóa không gây nguy hại trực tiếp đến sức khỏe và tính mạng, nhưng lại ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. Trẻ bị rối loạn tiêu hóa kéo dài có thể dẫn đến suy dinh dưỡng, chậm quá trình phát triển... Hơn nữa, nếu trẻ không được chữa trị dứt điểm thì nguy cơ cao sẽ trở thành mãn tính. Từ đó, trẻ có thể thường xuyên bị rối loạn tiêu hoá khi lớn lên.
Do đó, để hạn chế trẻ gặp vấn đề về tiêu hoá, cần có một chế độ dinh dưỡng hợp lý và khoa học cho con. Đặc biệt, ngay từ khâu lựa chọn thực phẩm, mẹ phải cân nhắc và tìm hiểu thật lỹ khi mua.
Trẻ bị rối loạn tiêu hoá nên ăn gì, không nên ăn gì?
Dưới đây là một số thực phẩm trẻ nên ăn và không nên ăn khi rối loạn tiêu hoá, mẹ lưu lại cho con ngay nào!
Trẻ bị rối loạn tiêu hoá nên ăn gì?
Rau xanh
Rau xanh là nguồn cung cấp chất xơ không tan cho cơ thể. Trong rau xanh rất giàu chất xơ, vitamin và khoáng chất tốt cho đường ruột. Nó hỗ trợ dạ dày của trẻ tiêu hóa các chất béo không tốt, giảm thiểu tình trạng khó tiêu, bồn chồn và táo bón.
Thịt gà
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, thịt gà chứa chất béo bão hòa thấp hơn so với các loại thịt đỏ khác. Nếu mẹ chế biến theo hướng dẫn của chuyên gia dinh dưỡng, thịt gà sẽ rất dễ tiêu hóa và giàu dinh dưỡng cho trẻ. Ngoài ra, Enzym có trong thịt gà có khả năng làm dịu các triệu chứng khó chịu trong dày của trẻ. Do đó, việc bổ sung thịt gà vào chế độ ăn với lượng và cách chế biến thích hợp sẽ mang lại lợi ích cho trẻ bị rối loạn tiêu hoá.
Chuối
Chuối là loại quả có quanh năm, lành tính, giàu dinh dưỡng có lợi cho tiêu hoá. Đây cũng là thành phần đầu tiên trong chế độ ăn BRAT (gồm chuối - gạo - táo - bánh mì nướng). BRAT là chế độ ăn lành mạnh, thân thiện với dạ dày, thích hợp với cả người lớn và trẻ nhỏ. PGS.TS.BS Nguyễn Thị Diệu Thúy cho biết, chuối có khả năng hỗ trợ chức năng của dạ dày, vì, trong chuối có chứa Pectin - một chất hỗ trợ quá trình tiêu hoá, đại tiện ở trẻ dễ dàng và thuận lợi hơn. Bên cạnh đó, chuối còn là loại quả rất giàu Kali. Vì vậy, ăn chuối sẽ giúp cung cấp chất điện giải cho trẻ khi cơ thể mất nước. Đặc biệt, trong chuối còn chứa tới 11 loại khoáng chất, 6 loại vitamin giúp bổ sung năng lượng cho bé.
Táo
Táo là nhân tố đứng vị trí thứ ba trong chế độ ăn BRAT. Đồng thời, đây cũng là một thực phẩm cho sự lựa chọn của mẹ trong chế độ dinh dưỡng cho trẻ bị rối loạn tiêu hoá. Trong táo cũng chứa một lượng Pectin đáng kể giúp giảm triệu chứng rối loạn tiêu hoá ở trẻ. Thêm vào đó, táo cung cấp cho cơ thể lượng lớn chất xơ; có tác dụng cải thiện tình trạng rối loạn tiêu hoá và táo bón cho trẻ. Để tốt cho trẻ bị rối loạn tiêu hoá, mẹ hãy chế biến táo thành sốt táo. Điều này được các chuyên gia dinh dưỡng khuyến nghị vì táo sốt sẽ dễ tiêu hóa và cung cấp cho trẻ nhiều hàm lượng calo hơn.
Sữa chua
Trong sữa chua chứa các vi khuẩn lên men có ích cho hệ tiêu hóa. Những vi khuẩn này có thể giúp cân bằng trong hệ vi sinh đường ruột. Qua đó, nó hỗ trợ phục hồi hàng rào bảo vệ và cung cấp quá trình tiêu hóa trong lòng ruột. Tuy nhiên, khi trẻ bị rối loạn tiêu hoá, me có nên tiếp tục cho con uống sữa chua không? Nếu trẻ gặp vấn đề về việc tiếp tục thu lactose và tình trạng chuyển động thì nên cân nhắc không tiếp tục cung cấp sữa cho bé. Trong trường hợp, cơ thể trẻ không tiếp nhận Lactose và gây ra tình trạng tiêu chảy thì mẹ nên ngừng cho con uống sữa chua.
Ocean Picozinc
Ngoài sữa chua, mẹ có thể bổ sung thêm kẽm cho trẻ. Kẽm có tác dụng tăng cường miễn dịch, hỗ trợ thiết lập lại quá trình hoạt động của đường ruột bị rối loạn tiêu hoá giúp con ăn ngon miệng hơn. Ocean Picozinc với thành phần chính là 25,18mg ZinC Acetate tương đương 7,5mg ZinC, vị đào thơm ngon, dễ uống, mẹ đừng bỏ qua. Ngoài ra, Ocean Picozinc được thiết kế ống Pipet, giúp tiện lợi cho mẹ khi đo liều dùng cho bé.
Trẻ bị rối loạn tiêu hoá không nên ăn gì?
Để trẻ bị rối loạn tiêu hoá nhanh chóng phục hồi, mẹ cần hạn chế cho trẻ cung cấp cho trẻ những thực phẩm sau:
- Không nên cho trẻ ăn quá nhiều thức ăn nhanh như: xúc xích, thịt hộp, thịt xông khói, pizza, hamburger và các món tương tự.
- Hạn chế đồ ngọt như kẹo, bánh, nước ngọt có gas và các loại đậu ngọt.
- Hạn chế sử dụng các thực phẩm nhiều tinh bột, thực phẩm chứa nhiều chất béo và dầu mỡ. Vì chúng có thể làm cho quá trình tiêu hóa trở nên khó khăn.
- Trường hợp trẻ đang sử dụng sữa công thức nhưng gặp vấn đề liên quan đến tiêu hóa Lactose, ba mẹ không nên tiếp tục cho trẻ uống loại sữa hiện tại. Thay vào đó, nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để chuyển sang sữa có hàm lượng Lactose thấp hơn, giúp trẻ dễ dàng hấp thu hơn.
Tóm lại, việc lựa chọn thực phẩm phù hợp có vai trò rất quan trọng trong việc giúp ổn định tiêu hoá. Trên đây là những chia sẻ về trẻ bị rối loạn tiêu hoá nên ăn gì, không nên ăn gì. Hy vọng các thông tin này sẽ hữu ích với mẹ khi chăm sóc trẻ bị rối loạn tiêu hoá.
Đọc thêm:
- Trẻ biếng ăn cần bổ sung gì để kích thích ăn ngon và tăng cân?