HOTLINE: 0865.515.158
ベトナム
英語

Trẻ bị rối loạn tiêu hóa nên ăn gì và kiêng gì?

Trẻ bị rối loạn tiêu hóa dẫn đến tình trạng biếng ăn, suy dinh dưỡng, chậm phát triển cả về thể chất lẫn trí tuệ. Do đó, mẹ cần xây dựng chế độ dinh dưỡng tốt sẽ giúp trẻ sớm phục hồi sức khỏe và mau khỏi bệnh hơn.

Dấu hiệu nhận biết trẻ bị rối loạn tiêu hóa

Rối loạn tiêu hóa là tình trạng khá phổ biến ở các bạn nhỏ. Do vậy, mẹ cần nhận biết sớm các dấu hiệu dưới đây để xử trí kịp thời:

  • Trẻ thường bị nôn trớ.
  • Trẻ bị đầy bụng, đi ngoài phân sống, phân lỏng hoặc có chất nhầy.
  • Đi ngoài phân lỏng trên 3 lần/ngày hoặc bị táo bón.
  • Trẻ có dấu hiệu suy dinh dưỡng do biếng ăn, bỏ bữa hoặc bú kém.
  • Trẻ bị đau bụng đột ngột hoặc kéo dài trong nhiều giờ.

Nguyên nhân chính khiến trẻ bị rối loạn tiêu hóa

Trẻ bị rối loạn tiêu hoá có thể bắt nguồn từ rất nhiều nguyên nhân khác nhau:

  • Hệ miễn dịch và hệ tiêu hóa của trẻ còn non nớt, dễ bị các tác nhân lạ từ bên ngoài xâm nhập.
  • Chế độ dinh dưỡng của trẻ không hợp lý, ăn quá nhiều món ăn chứa nhiều đạm, đường, dầu mỡ, rau củ nhiều chất xơ…
  • Sử dụng kháng sinh trong thời gian dài làm mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột.

  • Dung nạp thực phẩm không đảm bảo vệ sinh.

Trẻ bị rối loạn tiêu hóa nên ăn gì?

Khi bị rối loạn tiêu hóa kéo dài, hệ tiêu hóa của trẻ sẽ suy yếu dẫn đến cảm giác chán ngán, không muốn ăn. Lúc này mẹ nên thiết kế một chế độ ăn uống với đầy đủ 4 nhóm dưỡng chất: bột đường, chất béo, protein, vitamin và khoáng chất để giúp trẻ tránh khỏi các tác động xấu của rối loạn tiêu hóa.

Quả chuối

Quả chuối được xem là loại quả rất thân thiện với dạ dày, đặc biệt đối với trẻ nhỏ. Chuối có chứa nhiều enzyme quan trọng, cùng hơn 11 loại khoáng chất và 6 loại vitamin giúp hỗ trợ điều tiết chức năng của dạ dày ruột hỗ trợ trẻ tiêu hóa tốt hơn. Mỗi ngày mẹ chỉ cần cho trẻ ăn từ 1-2 quả chuối, trẻ sẽ được cung cấp đủ các khoáng chất và vitamin cần thiết.

Thực phẩm chứa tinh bột

Những thực phẩm nhạt như gạo, bánh mì, khoai tây luộc,...là gợi ý không thể bỏ qua cho trẻ bị rối loạn tiêu hóa. Bởi cơ thể nạp đủ nguồn tinh bột dồi dào sẽ giúp trẻ cung cấp đủ năng lượng thiết yếu, hỗ trợ tiêu hóa dễ hơn.

Táo

Trong táo chứa hàm lượng pectin (là các chất xơ bão hoà và không bão hoà) và chất chống oxy hoá (quercetin và catechin) dồi dào giúp trẻ giảm táo bón hiệu quả và cải thiện các triệu chứng rối loạn tiêu hóa. Tuy nhiên, mẹ nên cho trẻ dùng sốt táo thay vì táo tươi bởi táo được nấu chín, nhừ mềm sẽ dễ nhai, dễ tiêu hóa hơn.

Sữa chua

Sữa chua là thực phẩm lý tưởng dành cho trẻ bị rối loạn tiêu hóa. Trong sữa chua chứa các vi khuẩn lên men có lợi giúp trẻ cải thiện sự rối loạn ở đường ruột, cân bằng hệ tiêu hóa khỏe mạnh.

Rau xanh rất tốt cho trẻ bị rối loạn tiêu hóa

Rau xanh là thực phẩm không thể thiếu trong chế độ ăn uống của trẻ bị rối loạn tiêu hóa. Bên trong rau có chứa nhiều vitamin và chất xơ thiết yếu giúp tiêu diệt các chất béo không lành mạnh gây khó tiêu ở trẻ.

Thịt gà

Thịt gà nấu chín là một trong những loại thực phẩm dễ tiêu hóa, có giá trị dinh dưỡng cao. Đặc biệt, mẹ nên dùng phần nước luộc thịt gà chế biến các món canh sẽ bổ sung nhiều enzym có lợi giúp xoa dịu cảm giác khó chịu ở dạ dày của trẻ.

Ngũ cốc nguyên hạt

Các loại ngũ cốc nguyên hạt là nguồn cung cấp chất đạm thực vật, chất xơ dồi dào với lượng tinh dầu giúp thúc đẩy hệ tiêu hóa hoạt động ổn định.

Bổ sung kẽm Ocean Acetate

Một trong những cách khắc phục chứng rối loạn tiêu hóa ở trẻ đó là bổ sung kẽm Ocean Acetate.

  • Kẽm giúp kích thích hoạt động của khoảng 100 enzym - chất xúc tác phản ứng sinh hóa trong cơ thể, thúc đẩy hoạt động tăng cường hoạt động của hệ tiêu hóa trẻ em, làm tăng cảm giác thèm ăn và giúp trẻ ăn ngon miệng hơn.
  • Kẽm có tác dụng tốt trong việc hồi phục biểu mô ruột nên nếu trẻ bị tiêu chảy bổ sung kẽm là rất cần thiết để giảm thời gian tiêu chảy, giảm số lượng phân, giảm mức độ nặng và giảm thời gian mắc bệnh.
  • Ngoài ra, kẽm còn có tác dụng dự phòng tiêu chảy, giúp hệ tiêu hóa của trẻ khỏe mạnh.

Một vấn đề mẹ cần lưu ý thêm đó là nên chia bữa ăn của trẻ thành nhiều bữa nhỏ để dần cải thiện tình trạng nôn trớ, chán ăn, biếng ăn khi bị rối loạn tiêu hóa. Tuyệt đối không ép trẻ ăn nhiều vì việc này có thể gây phản tác dụng.

Trẻ bị rối loạn tiêu hóa không nên ăn gì?

Tùy thuộc vào từng triệu chứng, mẹ nên cho trẻ tránh những thực phẩm như:

  • Với trẻ bị tiêu chảy: Tránh các loại thực phẩm nhiều đường như bánh kẹo, nước ngọt, các loại hoa quả sấy khô…vì có thể khiến cho đường ruột hoạt động quá tải dẫn đến tiêu chảy nặng hơn và tăng nguy cơ béo phì ở trẻ.
  • Với trẻ bị táo bón: Thường đi kèm với chứng đầy bụng, khó tiêu. Do đó trẻ cần tránh những loại thức ăn chứa hàm lượng tinh bột cao, dễ làm trẻ đi phân khô, cứng, khó tiêu hơn bình thường như bắp, đậu và các đồ ăn chiên xào nhiều dầu mỡ, chất béo.
  • Trẻ bị rối loạn tiêu hóa do bất dung nạp đường lactose trong sữa: Trước tiên mẹ hãy theo dõi phản ứng của trẻ khi dùng sữa, nếu thấy tình trạng ngày càng trở nặng thì mẹ nên xem xét đến việc thay đổi loại sữa khác phù hợp hơn cho hệ tiêu hoá của trẻ.

70% hệ miễn dịch của cơ thể nằm ở đường ruột. Cho nên mẹ cần chú ý chăm sóc hệ tiêu hóa của con luôn khỏe mạnh nhé!

Bài trước Bài sau