Trẻ bị tiêu chảy: Cách phòng ngừa và điều trị
Trẻ bị tiêu chảy là tình trạng rất hay gặp ở trẻ nhỏ, khiến nhiều cha mẹ lo lắng. Khi bị tiêu chảy nếu không xử lý đúng cách và kịp thời có thể nguy hiểm đến tính mạng. Hiểu được nỗi lo lắng này bài viết dưới đây Vichatchobe sẽ chia sẻ cách phòng và điều trị tiêu chảy ở trẻ để giúp cha mẹ có thêm kiến thức trong quá trình nuôi dạy con.
Dấu hiệu nhận biết trẻ bị tiêu chảy
Đi ngoài nhiều lần trong ngày
Đây là dấu hiệu dễ nhận thấy nhất khi trẻ bị tiêu chảy. Trẻ đi ngoài nhiều lần trong ngày, ít nhất là 5 lần, phân lỏng, nhiều nước có mùi tanh và chua, có thể lẫn chất nhầy. Tiêu chảy cấp thường diễn ra dưới 5 này, nếu quá 2 tuần là tiêu chảy kéo dài.
Trẻ ói, nôn trớ
Đây cũng là dấu hiệu hay gặp ở trẻ bị tiêu chảy. Trẻ bị nôn trớ do virus rota hoặc do tụ cầu. Việc nôn khiến trẻ mất nước và chất điện giải. Lúc này trẻ sẽ khát nước, da mất đàn hồi, niêm mạc mắt khô, tụt huyết áp và có thể ngất xỉu. Nếu không có biện pháp xử lý kịp thời có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của trẻ.
Trẻ mệt mỏi, hay quấy khóc
Trẻ bị tiêu chảy sẽ rất mệt mỏi, do đó hay quấy khóc, có trường hợp hôn mê li bì do mất nước quá nhiều. Do vậy cha mẹ cần lưu ý để có biện pháp xử lý kịp thời.
Trẻ biếng ăn, lười ăn
Dấu hiệu này là dấu hiệu sớm, xuất hiện trước khi trẻ bị tiêu chảy cấp nhiều ngày. Trẻ chỉ thích uống nước, chán ăn, bỏ bú.
Đau rát hậu môn
Trẻ bị tiêu chảy, đi ngoài nhiều lần dẫn đến tình trạng đau rát hậu môn, đôi khi còn bị chảy máu.
Điều trị tại nhà khi trẻ bị tiêu chảy
Đối với những trường hợp trẻ không bị tiêu chảy quá nghiệm trọng, thường được bác sĩ chỉ định điều trị tại nhà. Dưới đây là một số việc cha mẹ cần làm khi trẻ bị tiêu chảy:
Bù nước
Khi trẻ bị tiêu chảy việc đầu tiên là phải bù nước. Cho trẻ uống nhiều nước để bù lại lượng nước đã mất, tốt nhất là nên cho uống oresol hoặc các loại nước trái cây vừa bổ sung nước vừa tăng sức đề kháng.
Thực phẩm bổ sung
Bổ sung men vi sinh cho con vì trong đó chứa các lợi khuẩn tốt cho hệ tiêu hóa và giúp tăng sức đề kháng của hệ tiêu hóa. Giúp hạn chế sự phát triển của các vi khuẩn, virus gây bệnh.
Trẻ bị tiêu chảy mẹ cũng nên bổ sung kẽm bởi kẽm giúp kích thích hoạt động của hơn 100 enzym, giúp thúc đẩy hoạt động của hệ tiêu hóa. Đồng thời kẽm làm tăng khả năng miễn dịch của cơ thể, phòng chống tác nhân gây hại. Không chỉ vậy nó còn giúp trẻ tăng cảm giác thèm ăn và ăn ngon miệng hơn.
Nhiều kết quả nghiên cứu đã chứng minh rằng, bổ sung kẽm giúp trẻ giảm lượng nước trong phân, giảm số lần đi ngoài, giảm mức độ nặng của bệnh và giảm thời gian bị tiêu chảy.
Ngoài ra cha mẹ cũng nên bổ sung nhiều vitamin như: Vitamin A, C, E, nhóm B giúp trẻ tăng đề kháng và phục hồi sức khỏe sau ốm tốt hơn.
Chế độ ăn uống
Khi bé bị tiêu chảy nên cho bé ăn đồ ăn dễ tiêu hóa, mềm, lỏng chẳng hạn như cháo. Khi bị tiêu chảy trẻ mệt mỏi thường lười ăn. Cha mẹ hãy chia thành nhiều bữa nhỏ trong ngày như vậy vẫn cung cấp đủ chất mà không khiến con khó chịu. Nếu trẻ đang bú sữa mẹ thì nên cho bé bú bình thường, có thể tăng số lần bú để bù nước cho bé. Không nên cho bé ăn đồ ăn chiên rán, đồ ăn sẵn và đồ uống có ga…
Nếu đã áp dụng các biện pháp trên nhưng trẻ không có dấu hiệu thuyên giảm, đồng thời có những triệu chứng như sốt cao, đi ngoài ra máu, nôn ói nhiều, lịm đi do mất nước nặng thì cha mẹ nên đưa con đến cơ sở y tế gần nhất để được điều trị kịp thời.
Phòng tránh trẻ bị tiêu chảy
Phòng bệnh bao giờ cũng tốt hơn chữa bệnh, cha mẹ hãy phòng tránh cho con bằng một số biện pháp sau:
- Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng cho con, nhất là trước và sau khi ăn, khi con vừa chơi đùa xong.
- Vệ sinh bình bú, ngậm ti giả, dụng cụ ăn uống của con thật sạch sẽ
- Không để con tiếp xúc với trẻ đang bị tiêu chảy, nếu lỡ tiếp xúc hãy tắm rửa và khử khuẩn những vật đã tiếp xúc cho con bằng nước sôi.
- Trẻ con thường có thói quen ngậm đồ chơi, vì vậy cha mẹ cũng nền thường xuyên vệ sinh sạch sẽ, tránh vi khuẩn tích tụ và bám vào đồ chơi.
Khi trẻ bị tiêu chảy cha mẹ không nên quá hoảng sợ, hãy giữ bình tĩnh. Nếu cha mẹ chuẩn bị hoặc đang trong quá trình chăm sóc con nhỏ thì nên nắm bắt những kiến thức này để nhận biết sớm từ đó có cách điều trị kịp thời tránh những hậu quả không mong muốn.
Đọc thêm
- Cách phòng tránh và chăm sóc trẻ bị chân tay miệng tại nhà