Triệu chứng rối loạn tiêu hóa ở trẻ và cách chăm sóc
Rối loạn tiêu hóa ở trẻ là bệnh khá phổ biến, khi bị bệnh sẽ gây ra một số triệu chứng như: táo bón, tiêu chảy, buồn nôn và nôn, đau bụng… Rối loạn tiêu hóa kéo dài sẽ gây nên những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của trẻ. Hãy tìm hiểu về triệu chứng rối loạn tiêu hóa ở trẻ và cách chăm sóc để có thể xử lý kịp thời nếu con bạn gặp phải trường hợp này.
Tình trạng rối loạn tiêu hóa ở trẻ
Sự co thắt bất thường của cơ vòng trong hệ tiêu hóa dẫn đến các hiện tượng khác nhau như đau bụng, chậm tiêu, tiêu chảy… được gọi chung là rối loạn hệ tiêu hóa. Bệnh này thường gặp ở cả người lớn và trẻ nhỏ, tuy nhiên nếu trẻ mắc phải bệnh này cần hết sức lưu ý, bởi trẻ nhỏ cần một hệ tiêu hóa khỏe mạnh để hấp thu dinh dưỡng để duy trì và phát triển. Khi trẻ bị rối loạn tiêu hóa, đồng nghĩa với việc trẻ sẽ thiếu hụt đi một lượng dinh dưỡng nhất định dẫn đến một số hệ quả không mong muốn như: Trẻ bị thấp còi, suy dinh dưỡng, suy giảm hệ miễn dịch, chậm phát triển thể chất và trí tuệ.
Một số triệu chứng rối loạn tiêu hóa ở trẻ
Rối loạn tiêu hóa được biểu hiện qua nhiều triệu chứng khác nhau. Tìm hiểu về triệu chứng của rối loạn tiêu hóa ở trẻ giúp phụ huynh phát hiện nhanh chóng và có biện pháp xử lý kịp thời.
1. Táo bón
Một trong những dấu hiệu thường gặp khi rối loạn tiêu hóa ở trẻ là táo bón. Biểu hiện là trẻ không đi ngoài thường xuyên mà phải 2-3 ngày mới đi một lần, thậm chí nhiều hơn.
Khi bị táo bón, phân của trẻ sẽ khô cứng và thành từng cục như phân dê. Đi ngoài sẽ có cảm giác đau ở hậu môn, mót nhưng không thể đi được. Táo bón kéo dài sẽ gây những hậu quả nghiêm trọng như trẻ biếng ăn, chậm lớn, đau bụng, quấy khóc.
Các nguyên nhân dẫn đến táo bón có thể do không hợp sữa, pha sữa chưa đúng, trẻ không ăn hoặc ăn ít rau củ quả, chất xơ, mẹ bị táo bón cho con bú… Ngoài ra yếu tố tâm lý cũng có thể dẫn đến táo bón.
Một số các xử lý khi trẻ bị táo bón mà cha mẹ có thể áp dụng:
- Cho trẻ uống nhiều nước và ăn nhiều rau xanh như: Mồng tơi, khoai lang, chuối tiêu, cam, bưởi…
- Nên chọn sữa không gây táo bón, có bổ sung thêm chất xơ.
- Nếu mẹ đang cho con bú bị táo bón, cần điều chỉnh kịp thời để tránh bị ảnh hưởng đến con.
- Hình thành thói quen đi tiểu tiện và đại tiện cho con.
2. Tiêu chảy
Tiêu chảy là triệu chứng rối loạn tiêu hóa ở trẻ cơ bản nhất. Nếu trẻ đi ngoài quá 3 lần/ngày, và kéo dài trong nhiều ngày, kèm theo đó khi đi đại tiện phân lỏng tức là trẻ đã bị tiêu chảy.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tiêu chảy ở trẻ nhỏ đó là: Trẻ bị dị ứng sữa hoặc khó hấp thu các chất dinh dưỡng có trong sữa, trẻ bú mẹ nhưng mẹ đang bị tiêu chảy, trẻ bị nhiễm khuẩn đường ruột… Tiêu chảy kéo dài trẻ có thể bị suy dinh dưỡng, mất nước thậm chí dẫn đến tử vong nếu không được chữa trị kịp thời.
Khi trẻ bị tiêu chảy cha mẹ cần:
- Bổ sung Oresol để bù nước bù khoáng cho trẻ tránh trẻ bị mất nước quá nhiều
- Cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng bằng những món ăn mềm dễ tiêu hóa như: Khoai tây nghiền, Súp gà, cháo, các loại nước trái cây…
- Đưa trẻ đến bác sĩ thăm và chữa trị nếu tình trạng tiêu chảy kéo dài không đỡ
3. Nôn trớ
Một triệu chứng rối loạn tiêu hóa ở trẻ nữa không thể không nhắc đến chính là nôn trớ, đây cũng là triệu chứng dễ nhận biết nhất. Trẻ bị nôn trớ, các chất bị đẩy ra ngoài qua đường miệng do dạ dày trào ngược đẩy ra ngoài hoặc do sự tác động gắng sức của cơ thể.
Trẻ bị nôn trớ có thể trẻ bú quá no, thời gian bú giữa các cữ quá sát nhau, trẻ bú không đúng tư thế, do đổi loại sữa mới không phù hợp, kích thước núm bình sữa không hợp lý.
Trẻ dưới 12 tháng tuổi thường bị nôn trớ, đây gọi là nôn trớ sinh lý. Tuy nhiên qua thời gian này trẻ vẫn bị nôn trớ hoặc tần suất nôn nhiều thì rất có thể trẻ đang có vấn đề về hệ tiêu hóa.
Rối loạn tiêu hóa ở trẻ cũng có nhiều mức độ nặng nhẹ khác nhau, nếu nặng có thể gây nguy hiểm đến tính mạng. Do vậy nhận biết các triệu chứng rối loạn tiêu hóa của trẻ là vô cùng cần thiết, để có thể phát hiện kịp thời. Từ đó giúp trẻ không bị ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và tránh những hậu quả không mong muốn.
Đọc thêm