HOTLINE: 0865.515.158
ベトナム
英語

Vấn đề tiêu hóa ở trẻ mẹ chớ coi thường

Những năm tháng đầu đời hệ tiêu hóa của bé còn non nớt nên bé thường dễ mắc phải các bệnh về đường tiêu hóa. Các bệnh về đường tiêu hóa thường gặp đó là: nôn trớ, tiêu chảy, táo bón, không dung nạp lactose, đau bụng… Các vấn đề đó không chỉ làm bé khó chịu, mà còn làm gián đoạn sự tăng trưởng và phát triển của bé. Hãy cùng tìm hiểu để nhận biết các dấu hiệu và có cách điều trị kịp thời cho bé dưới đây mẹ nhé.

1. Bé đau bụng

Bé đau bụng có thể do đói, do mệt mỏi hoặc chỉ là quá no hoặc đầy hơi. Trường hợp đau bụng nhẹ ở bé mới biết đi sẽ không làm cho bé kém ăn hoặc chơi ít đi. Trường hợp mức độ đau bụng vừa phải bé có thể nhăn nhó và kém hoạt động hơn. Nhưng nếu như bé ôm bụng, co chân và khóc, bé có thể đang bị đau bụng dữ dội.

Trẻ đau bụng tuy không phải là bệnh lý nghiêm trọng nhưng mẹ cũng không nên bỏ qua cơn đau bụng ở trẻ, đặc biệt là khi đi kèm các triệu chứng khác như sốt, nôn, đại tiện phân máu, thức giấc buổi đêm vì đau hoặc đau khi đi tiểu. Khi trẻ xuất hiện các triệu chứng này, bố mẹ cần đưa trẻ đi khám bác sĩ gấp.

2. Bé nôn, trớ

Nôn, trớ thường xảy ra khi bé ăn no, sữa bị trào ra khỏi miệng khi bé rướn người hoặc thay đổi tư thế đột ngột. Hầu hết bé nhỏ đều gặp tình trạng nôn trớ trong giai đoạn mấy tháng đầu đời. Đây là hiện tượng sinh lý không có gì đáng lo lắng.
Tuy nhiên nếu bé lớn hơn, sau 1 tuổi bé vẫn thường xuyên bị nôn trớ, chậm tăng cân, sợ ăn… khả năng cao con bị rối loạn tiêu hóa hoặc mắc bệnh về tiêu hóa.

Cách điều trị: 

  • Điều chỉnh thói quen ăn của bé
  • Tránh cho ăn quá nhiều
  • Nếu bé không muốn bú, ba mẹ không nài ép thêm
  • Giữ bé thẳng lưng nửa giờ sau khi bú, tránh đặt bé lên ghế ô tô khi xe đang di chuyển bởi điều này có thể kích thích trào ngược.
  • Ba mẹ nên cho bé khi khám bác sĩ để biết chính xác tình trạng sức khỏe của con và kê thuốc khi cần thiết.

3. Bé bị tiêu chảy

Bé bị tiêu chảy là do tình trạng nhiễm virus, vi khuẩn hoặc ký sinh trùng. Biểu hiện thường gặp của bệnh này là đi ngoài phân lỏng, số lần nhiều hơn bình thường (khoảng trên 3 lần/ngày), phân có thể có màu, mùi lạ.

Cách điều trị:

  • Tiêu chảy ở trẻ mới biết đi chủ yếu gây ra mất nước và điện giải. Trẻ nhỏ bị mất nước nhẹ có thể được điều trị bằng các giải pháp như bù nước, bù điện giải bằng đường uống (Oresol). 
  • Chế độ dinh dưỡng cho trẻ lành mạnh, cân bằng tránh những tác nhân gây tiêu chảy. Đối với trẻ bú mẹ hoàn toàn, mẹ nên xem lại chế độ dinh dưỡng của mình.
  • Trẻ bị tiêu chảy nặng, nôn và mất nước, không bù được nước bằng đường uống cần được theo dõi và điều trị tại cơ sở y tế.

4. Bé bị táo bón

Táo bón là đi đại tiện ít hơn 3 lần một tuần, đi đại tiện khó khăn hoặc khối phân to cứng. Táo bón ở trẻ hầu hết bắt đầu xuất hiện khi bé bắt đầu ăn đặc, ăn đồ ăn chiên rán nhiều dầu mỡ, thức ăn cứng, thức ăn quá giàu đạm, bé ăn ít chất xơ, uống ít nước, không ăn trái cây…., hoặc tâm lý căng thẳng khi bắt đầu đi học, sau khi thay đổi hoàn cảnh sống, thay đổi người chăm sóc hoặc thay đổi chế độ ăn uống.

Trẻ mới biết đi bị táo bón có thể xuất hiện các triệu chứng như bắt chéo chân, đứng trên ngón chân, hoặc siết chặt mông để cố gắng tránh đại tiện. Táo bón có thể gây đau bụng, nứt kẽ hậu môn, đi ngoài phân máu, giảm cảm giác thèm ăn…

Cách điều trị:

  • Ba mẹ có thể thay đổi chế độ ăn uống, tập cho bé thói quen đi đại tiện. Cho trẻ ăn thực phẩm giàu chất xơ giúp tiêu hóa dễ dàng như ngũ cốc nguyên cám, mơ, táo, lê, dưa, đậu, súp lơ xanh, cà rốt, củ cải đường, súp lơ, bánh mì, mì ống,... 
  • Cho trẻ tăng cường hoạt động thể chất giúp thúc đẩy nhu động ruột thường xuyên và giảm táo bón.
  • Nếu có các dấu hiệu bất thường về đường tiêu hóa ba mẹ nên đưa bé đến bác sĩ để khám ngay tránh các biến chứng nguy hiểm.

5. Không dung nạp Lactose

Lactose là đường có trong sữa và các sản phẩm từ sữa. Lactase là một loại enzyme tiêu hóa được sản xuất bởi ruột non, giúp phá vỡ loại đường phức tạp thành hai loại đường đơn. Thiếu hoặc không có lactose dẫn đến không dung nạp lactose. Bé bị không dung nạp lactose thường có biểu hiện tiêu chảy, co thắt dạ dày và đầy hơi hoặc chướng bụng sau khi ăn các sản phẩm sữa.

Cách điều trị:

  • Cho bé tạm ngừng các sản phẩm từ sữa một thời gian nếu bé gặp các vấn đề về bất dung nạp lactose.
  • Bé có thể thử các sản phẩm từ sữa với một lượng nhỏ hoặc ăn kèm các thức ăn khác.
  • Phương pháp điều trị khác bao gồm bổ sung enzyme cần thiết để phân hủy đường lactose trong thức ăn và đồ uống. Ba mẹ có thể đưa bé tới các bác sĩ chuyên khoa Nhi thăm khám để được tư vấn và điều trị.

Ba mẹ cũng nên bổ sung cho bé các vitamin thiết yếu hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường khả năng hấp thu dưỡng chất từ thức ăn, giúp cải thiện tình trạng biếng ăn, giúp con ăn ngon miệng.

Thông tin liên hệ

- Hotline: 1900 299256

- Facebook:  https://www.facebook.com/vichatchobe.official

- Shopee: https://shopee.vn/vichatchobe?smtt=0.0.9

Bài trước Bài sau